Những ngày này, nếu một người bạn nào đó của bạn ở Anh cảm thấy ức chế, hãy an ủi họ. Còn nếu họ cảm thấy hạnh phúc, hãy chúc mừng họ! Vào ngày 23 tháng 6, nước Anh đã quyết định sẽ rời Liên minh Châu Âu, khiến các chuyên gia cảnh báo về những hậu quả nghiêm trọng do Brexit gây ra. Điều này có vẻ như không liên quan gì đến thị trường sách, tuy nhiên lần ra đi này sẽ gây ra những tác động đáng kể đến tất cả những ai đang làm việc trong lĩnh vực xuất bản, từ nhà xuất bản đến những cửa hàng sách và cả những tác giả. Và đây là những gì sẽ xảy ra:
Không cần phải sử dụng đến những số liệu hay xu hướng dữ liệu, chúng ta hãy ôn lại một số sự kiện nổi bật. Giá trị của đồng Bảng Anh đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 1985 (vâng, đó chính là thời đại của Thatcher). Thủ tướng Anh David Cameron, thủ lĩnh của phe “Ở lại”, đã phải từ chức trong sự hổ thẹn. Xuyên suốt sự kiện này, cộng đồng sách đã kiên quyết phản đối việc rời Châu Âu của Anh, thế nhưng họ đã thất bại, tất cả những gì mà chúng ta có thể làm là thống kê về những thiệt hại đã xảy ra.
Hiện tại, Liên minh Châu Âu có thể thực hiện quyền đánh thuế gay gắt hơn lên hoạt động xuất nhập khẩu, điều này có khả năng sẽ ngăn cản việc mua bán hoặc vận chuyển những mặt hàng vốn được coi là “không cần thiết” giữa Anh và Châu Âu. Do đồng Bảng Anh không còn là đồng tiền mạnh, giá sách sẽ tăng lên, số lượng người tiếp cận được với sách sẽ ít dần đi, nguồn thu sẽ bị giảm, những nhà xuất bản và kinh doanh sách sẽ mất việc làm. Trong khi đó, phe “Rời đi” tự tin rằng họ có thể tự tìm được cách để đạt được những thỏa thuận về tự do thương mại với Liên minh Châu Âu, biện pháp không đáng tin này sẽ gây ra nhiều khó khăn cho đầu vào và đầu ra của đất nước, bao gồm có sách ở trong đó. Hơn nữa, Anh sẽ không nhận được nguồn tài trợ hàng trăm ngàn Euro từ Liên minh Châu Âu cho công tác dịch thuật cũng như mất đi nguồn thu từ hàng triệu bản học thuật của các nước thành viên.
Đặt những dữ liệu khó phân giải sang một bên, nhất định đã có “một trận chiến vì linh hồn của nước Anh” bị dập tắt vào đêm ngày 23 tháng 6. Phần lớn những chiến dịch ủng hộ việc “Rời đi” đều bị ảnh hưởng bởi những thông tin sai lệch và chủ nghĩa dân tộc. Và sự hy sinh ở đây chính là việc nhiều người Anh bị tước đi cơ hội được tiếp cận với những cuốn sách thuộc nhiều đề tài và xuất xứ. Như một tác giả đã nói, lối thoát duy nhất nằm ở phía trước:
Chúng ta dấy lên một xã hội nhiều chia rẽ từ cuộc trưng cầu ý dân, một xã hội hẹp hòi, và giờ đây, là sự mất phương hướng. Cuộc trưng cầu ý dân đã tạo ra một lỗ hổng lớn trong xã hội. Việc cho rằng sách sẽ lấp đầy khoảng trống đó có lẽ đã cũ rích, nhưng chúng phải được thúc đẩy và đạt vị trí dẫn đầu (hoặc xác định) trong tương lai của nước Anh. Công tác xuất bản cần được phát triển mạnh hơn, phải có nhiều độc giả hơn, nguồn lực cơ sở thậm chí phải lan tỏa rộng khắp, những tác giả phải được trao quyền lực và được bảo vệ. Chúng ta nên dùng sách vào đúng mục đích của chúng: Để tạo ra một nơi tốt đẹp hơn.
Chúng ta nên cho mọi người thấy rằng, từ hầu hết những sự kiện chính trị xảy ra trong năm qua, những điều không thể vẫn có thể xảy ra. Có thể những cuốn sách sẽ an toàn và chúng ta vẫn có thể đọc được chúng. Nhưng chúng ta sẽ không còn quá kỳ vọng vào việc đó nữa.
Xuân Khanh (Theo The Reading Room)
Leave a Reply