Design a site like this with WordPress.com
Get started

Charles Dickens – Đại văn hào thế kỉ có thú vui chiêm ngưỡng xác chết

Chiều chủ nhật là khoảng thời gian Charles Dickens thường dành để lê la trong nhà xác Le Morgue tại Paris. Nơi đây được mở vào năm 1804 sau đó chuyển sang đến địa điểm mới đằng sau Notre Dame vào năm 1864 để dễ tiếp cận du khách hơn. Không lâu sau đó, nơi đây trở thành một điểm đến giữa lòng Paris.

Charles-Dickens-Morgue-Paris

Lí do gì mà các nhà chức trách lại dễ dãi để người dân địa phương vào tự do đến vậy? Là bởi xác chết trong đó, có những người được gom từ ngoài đường về, thậm chí vớt được từ sông Seine. Phần lớn những người xấu số đó không còn xác định được danh tính, vậy nên người dân địa phương mới được phép vào mục đích là để làm công việc đó. Dần dần, nơi đây trở thành điểm đến thu hút khách du lịch.

L0042496 People visiting the morgue in Paris to view the cadaver

Bảo tàng The Wellcome Collection đã miêu tả quá trình nhận dạng rùng rợn ấy:

“Khi được đưa vào nhà xác, đầu tiên tử thi sẽ được khám nghiệm, làm lạnh, sau đó được đặt trên những phiến đá cẩm thạch cho mọi người chứng kiến. Thời năm 1882, nhà xác chưa có hệ thống làm lạnh, người ta cho nước lạnh nhỏ xuống từ trên trần nhà để giúp bảo quản tử thi. Mỗi đợt khách vào thăm lên đến 50 người vây kín xung quanh những ô cửa lớn trông vào những phiến đá cẩm thạch nơi trưng bày tử thi. Thường thì tử thi được dọn đi sau 3 ngày do bị phân huỷ, thay vào đó bằng một tấm ảnh hoặc một bức tượng sáp.

Năm 1888, nhà phê bình xã hội Hughes Leroux cho rằng Le Morge luôn là “điểm đến đầu tiên của dân tỉnh lẻ khi ghé thăm thủ đô”. Với hơn 40 nghìn lượt khách tham quan mỗi ngày, điểm đến rùng rợn này từng nổi đình nổi đám trong giới văn học, trong đó phải kể đến những người hâm mộ trung thành như Émile Zola hay Frances Trollope, và Charles Dickens có lẽ là người tận tâm nhất.

Paris-Morgue-Visitors

Dickens từng nói về nỗi ám ảnh dị thường của mình trong cuốn The Uncommercial Traveller:

“Mỗi lần tới Paris là một lần vô hình chung tôi bị thôi thúc đến Le Morge. Tôi chưa bao giờ muốn đến đó, chỉ là tôi luôn bị kéo đến. Một đợt Giáng Sinh nọ, lẽ ra tôi phải ở nơi khác, nhưng tôi bị thu hút đến để chứng kiến một người đàn ông xám ngắt nằm trơ trọi trên giường trong khi nước từ một cái vòi cứ nhỏ xuống đầu , từng giọt, từng giọt, từng giọt, cứ thế tràn khắp khuôn mặt xuống tới khoé miệng.

Một sáng đầu năm mới, mặt trời đã ló rạng, tôi thấy một ông thầy đứng trước cửa, rồi sau đó tôi lại bị thôi thúc đến nhà xác. Tôi trông thấy một cậu bé khoảng 18 tuổi, tóc nâu, trước ngực cậu đeo một hình trái tim có khắc “Con của mẹ”. Người ta vớt được cậu ở dưới sông, với một viên đạn găm ngay giữa trán, bàn tay đã bị cắt, không ai biết cậu ở đâu và làm sao lại ra nông nỗi ấy.”

Năm 1887, luật gia Adolphe Guillot đã viết cuốn Paris Qui Souffre phê phán gay gắt rằng cái bảo tàng này là “lăng kính đẫm máu” giữa lòng thủ đô. Ông cho rằng việc trưng bày xác chết cho khách tới thăm quan là không tôn trọng kiếp sống con người, là huỷ hoại tâm hồn. Đầu những năm 90, nhiều nhà tư sản tại Paris đã ngày càng quan tâm hơn đến đạo đức cộng đồng. Tháng 3 năm 1907, cảnh sát trưởng Louis Lépine đã ban hành sắc lệnh chỉ mở cửa “phòng triển lãm” cho thân nhân người chết tới thăm.

Mỹ Hạnh (Theo History Buff)

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

Powered by WordPress.com.

Up ↑

%d bloggers like this: